8 cách thông minh để tập luyện an toàn hơn với máy chạy bộ

Ngày đăng 29/08/2019 10:08

Sử dụng máy chạy bộ là một cách dễ dàng và tốt để tập thể dục nhịp điệu, nhưng có một vài quy  tắc mà bạn sẽ muốn xem xét để sử dụng nó một cách an toàn.Đi hoặc chạy bộ trên máy có vẻ là một sự lựa chọn khá an toàn. Nhưng vì máy chạy bộ cũng chỉ cấu tạo bởi các bộ phận cơ khí nên thỉnh thoảng vẫn có những tai nạn hi hữu xảy ra với một số người có thể do mất thăng bằng. Hậu quả để lại bao gồm những vết bầm tím, bong gân, gãy xương,…

Vào những ngày bạn không thể đi bộ hoặc chạy ra ngoài do điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nóng, lạnh hoặc mưa, tập thể dục bằng máy chạy bộ có thể mang lại những lợi ích tương tự và hơn nữa nó còn có những chế độ tập luyện khác nhau, để nâng hiệu quả lên cao nhất.

8 cách thông minh để tập luyện an toàn hơn với máy chạy bộ

Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, làm cho xương và cơ bắp chắc khỏe hơn, giảm trầm cảm và căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim, cholesterol cao , huyết áp cao và ung thư ruột kết. Sử dụng máy chạy bộ là một cách tuyệt vời để duy trì chế độ tập thể dục của bạn khi có các yếu tố khác ngăn cản thói quen tập luyện ngoài trời của bạn.

8 lời khuyên sau đây có thể giúp bạn an toàn và tối đa hóa quá trình tập luyện trên máy chạy bộ của bạn:

1. Hãy chắc chắn rằng bạn biết tình trạng sức khỏe của mình

Đôi khi một cú ngã trên máy chạy bộ là do sự cố tim mạch (CVI), như đau tim hoặc đột quỵ. CVI ảnh hưởng đến nam giới trên 55 tuổi với mức độ căng thẳng cao. Hãy chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe của bạn phù hợp để tập những bài cường độ cao như chạy bộ.

2. Nhận biết các dấu hiệu rắc rối trong quá trình tập luyện của bạn

Nếu bạn cảm thấy đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt, hãy ngừng tập luyện. Đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Hạn chế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh 

Tập thể dục trên máy chạy bộ trong khi  xem TV hoặc đọc sách có thể làm mất tập trung và tăng khả năng chấn thương của bạn. Bắt đầu tập luyện với tốc độ chậm, chú ý đến độ rộng của đai máy chạy bộ, không sử dụng tai nghe cho đến khi bạn đã quen và chạy một cách ổn định.


4. Có kế hoạch tại chỗ trước khi bạn bắt đầu tập thể dục

Nếu máy chạy bộ của bạn không ở phòng tập thể dục chuyên nghiệp, hãy cho ai đó biết rằng bạn sắp tập luyện. Giữ điện thoại gần đó trong trường hợp khẩn cấp hoặc có thể tập thể dục với người thân.

5. Mặc đồ phù hợp

Tránh quần áo có thể bị vướng vào dây đai của máy chạy bộ và nhớ đi một đôi giày thể thao tốt. Bạn nên nhớ không bao giờ đi dép hoặc chạy chân trần trên máy chạy bộ.


6. Duy trì tư thế chuẩn trên máy chạy bộ

Giữ tư thế tốt, có nghĩa là vai của bạn phải thẳng, và đầu hướng về phía trước, không nhìn xuống sàn. Thư giãn tay và để cánh tay của bạn đung đưa tự nhiên. 

7. Chú ý đến nơi bạn đang đứng ở trên máy

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc mất thăng bằng, đã đến lúc dừng lại trước khi gặp chấn thương.


8. Tăng thời gian trước, sau đó là cường độ, để tránh chấn thương

Khi bạn đang bắt đầu kế hoạch tập luyện với máy chạy bộ của mình, hãy dần dần thêm thời gian vào tập luyện trước. Bạn có thể tăng cường độ sau đó bằng cách thêm tốc độ hoặc tăng độ nghiêng của máy chạy bộ. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tăng tốc độ hoặc cường độ để thử thách giới hạn của bản thân, nhưng không phải cả hai cùng một lúc.

Trên đây là những lời khuyên cho bạn trước khi bắt đầu bước vào một kế hoạch tập luyện nghiêm túc. Tập thể dục mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, nhưng đừng vì thế mà làm việc quá sức rồi quên đi sự an toàn của bản thân. Làm bất kể việc gì cũng cần có quá trình, gấp gáp sẽ khiến bạn dễ thất bại hơn thôi.

 

 

Sản phẩm khác : máy tập gym tại nhà, máy tập cơ bụng