Bị trật khớp gối phải làm sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Ngày đăng 21/07/2023 15:31

Trật khớp gối là tình trạng sau lệch cấu trúc xương xảy ra ở đầu gối; Xương chày và xương đùi bị lệch ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Đây là tình trạng khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị đúng cách.

Bị trật khớp gối phải làm sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Phương pháp chẩn đoán trật khớp gối

Đầu tiên các bác sĩ sẽ quan sát khớp gối của người bệnh từ nhiều góc độ khác nhau để xác nhận chấn thương, ấn nhẹ vào khớp để đánh giá cấu trúc bên trong.

benh-trat-khop-goi

Người bệnh cũng có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm, chụp chiếu như:

- X-quang: Qua hình ảnh ghi lại cấu trúc bên trong khớp các bác sĩ có thể xác nhận xương có bị trật ra khỏi khớp hay không, phát hiện tình trạng gãy xương (nếu có).

- Kiểm tra mạch: Được thực hiện để xác định nhịp đập tại bàn chân.

- Chụp X-quang động mạch: Phát hiện tình trạng tổn thương các mạch máu. Để đánh giá lưu lượng máu ở trong động mạch thì một số trung tâm y té cũng sử dụng máy siêu âm hoặc sóng âm thanh.

- MRI: Chụp cộng hưởng từ được dùng để chấn đoán các tổn thương mô mềm cũng như gân, sụn, cơ bắp.

Phương pháp điều trị trật khớp gối

benh-trat-khop-goi-2

Phẫu thuật: Giúp điều chỉnh lại sự sai lệch vị trí tại cấu trúc xương đùi, xương chày, cũng như các tổn thất xương khác do chấn thương như: Gãy xương, rách dây chằng, tổn thương dây thần kinh… Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp được lựa chọn hàng đầu bởi dù mổ nội soi hay mổ phanh thì người bệnh đều có nguy cơ phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn như: Nhiễm trùng, cứng khớp, khớp gối mấ vững, dị tật, dây thần kinh quanh khớp bị tổn thương.

Trị liệu Thần kinh Cột sống: Đây là phương pháp điều trị bảo tồn. Thông qua việc sử dụng một lực tác động phù hợp, các bác sĩ tiến hành nắn chỉnh lại cấu trúc xương chày và xương đùi ở đầu gối, đưa chúng trở về đúng với vị trí, khôi phục lại chức năng vận động cho vùng khớp gối, giam đau và ngăn ngừa tái phát.

Bị trật khớp gối khi nào nên đến gặp bác sĩ ?

benh-trat-khop-goi-3

Khi bị trật khớp gối các bạn có thể tiến hành một số biện pháp sơ cứu như: Nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, kê chân bị đau lên cao. Điều này giúp giảm sưng đau tạm thời trong khi chờ bác sĩ đến.

Bạn cần đến bệnh viện nếu xuất hiện các vấn đề như: Đau hoặc sưng quá mức sau một chấn thương nghiêm trọng, đầu gối bị biến dạng, tê ở chân, không cảm nhận được nhịp đập tại chân… Nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như tìm ra hướng điều trị kịp thời.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về Bị trật khớp gối phải làm sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Từ đó có được cách xử lý phù hợp khi không may gặp phải tình trạng này nhé !

Nguồn: Phục hồi trật khớp gối bằng  dụng cụ tập vật lý trị liệu.